1. Hợp đồng học việc
Theo khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động 2019 có quy định: "1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.".
Khi người sử dụng lao động tuyển người lao động vào để đào tạo nghề thì hai bên phải kí với nhau hợp đồng học nghề (học việc).
Theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 thì Hợp đồng học việc phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nghề đào tạo;
+ Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
+ Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
+ Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
+ Trách nhiệm của người lao động.
Trong thời gian học nghề, tuy người lao động chưa có nhiều kĩ năng, kinh nghiệm chuyên môn nhưng nếu trực tiếp hoặc tham gia lao động thì vẫn phải được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận. Người lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đóng các khoản học phí.
(Nguồn: Internet)
2. Thử việc
Trước khi ký hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động sẽ ký hợp đồng thử việc với người lao động. Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 thì: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”
Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Mục đích ký kết hợp đồng là để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình.
Chỉ được tuyển dụng những người học nghề phải từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì chỉ được tuyển những người từ đủ 18 tuổi trở lên ngoại trừ những người học nghề trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc thì thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc 01 lần với điều kiện:
+ Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
+ Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Pháp luật lao động Việt Nam không quy định thời hạn học việc cũng như hợp đồng học việc có được bao gồm điều khoản thử việc và hợp đồng lao động không. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019: “Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên”. Như vậy, công ty đã vi phạm pháp luật lao động về điều khoản thử việc tối đa 06 tháng đối với Nhân viên pháp lý, vì đối với chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời hạn thử việc không quá 60 ngày.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Lao Động số 45/2019/QH14 do Quốc hội ban hành.
Thảo Ngân