Trong hoạt động của doanh nghiệp, giữa người lao động với người sử dụng lao động dễ xảy ra các tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ, thực hiện quan hệ lao động,… Trong đó, tranh chấp về tiền lương là một trong số những vấn đề được người lao động quan tâm nhiều nhất.
Tranh chấp phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp, cụ thể là về tiền lương là tranh chấp cá nhân, do đó thẩm quyền giải quyết tranh lao động cá nhân được quy định tại Điều 187 BLLĐ 2019:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Theo quy định thì tranh chấp cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải viên lao động, trừ các trường hợp tranh chấp tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019. Có thể thấy trường hợp tranh chấp lao động về tiền lương là tranh chấp phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Nếu hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện đúng các thỏa thuận trong biên bản hòa giải hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định mà không tiến hành hòa giải thì có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động: https://vienphapluatkinhtedoanhnghiep.vn/upload/elfinder/M%E1%BA%ABu%20%C4%91%C6%A1n%20kh%E1%BB%9Fi%20ki%E1%BB%87n%20%C4%91%C3%B2i%20ti%E1%BB%81n%20l%C6%B0%C6%A1ng.docx