
Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc tọa đàm
Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng; Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Kinh tế, Hội đồng tư vấn chính sách và tài chính tiền tệ Quốc gia Trần Thọ Đạt đã tham dự và chủ trì buổi tọa đàm.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng nhấn mạnh, Trong thời gian qua, với chức năng Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội, LHHVN cùng các nhà khoa học của các Hội thành viên, tổ chức KH&CN trực thuộc đã góp ý, tư vấn cho hàng trăm dự thảo văn bản quan trọng của Đảng, các dự án luật của Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ hoặc các dự thảo thông tư của các bộ/ngành…và được Đảng, Nhà nước biểu dương, ghi nhận những cố gắng, đánh giá cao những nỗ lực của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức KH&CN của LHHVN và các Hội thành viên, tổ chức Thời gian qua, các nội dung thảo luận liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đã trở thành chủ đề nóng của các diễn đàn kinh doanh tại Việt Nam.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng hoan nghênh ban lãnh đạo Viện Quản trị Chính sách và chiến lược phát triển, mặc dù Viện mới được thành lập chưa lâu, nhưng đã chủ động đề xuất sáng kiến để tham mưu cho Chính phủ về đánh giá tác động thuế suất tối thiểu toàn cầu và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam. Điều này cũng cho thấy chủ trương tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức thông qua việc cho phép hình thành các viện nghiên cứu trong hệ thống LHHVN để các trí thức, trong đó gồm cả các trí thức trẻ có đam mê nghiên cứu, có thể có những đóng góp tích cực cho các quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với định hướng chỉ đạo của Đảng ta như Chỉ thị 42, Nghị quyết 27.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng đánh giá cao sự chủ động, nỗ lực của các nhà khoa học thuộc Viện Quản trị Chính sách và chiến lược phát triển nhằm đóng góp một phần nhỏ bé để tư vấn thêm cho các cơ quan có thẩm quyền có được quyết sách có lợi nhất cho đất nước. Hy vọng rằng tập thể Viện trong thời gian tới có thêm nhiều nghiên cứu có giá trị khoa học, chủ động cung cấp các luận cứ, số liệu, thông tin…nhằm đóng góp tích cực hơn nữa cho các chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển LHHVN.

Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Kinh tế, Hội đồng tư vấn chính sách và tài chính tiền tệ Quốc gia Trần Thọ Đạt phát biểu.
Theo Ban chủ nhiệm đề tài, báo cáo gồm 44 trang, trong đó chia làm 2 phần báo cáo nghiên cứu và báo cáo khuyến nghị về “Đánh giá tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu trên các quốc gia và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” sẽ được gửi đến Chính phủ và Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Báo cáo được thực hiện trong 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Báo cáo đánh giá tác động chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu lên các Quốc gia và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam;
Giai đoạn 2: Đề xuất giải pháp liên kết khoa học - doanh nhân trong hệ sinh thái nghiên cứu và truyền thông chính sách “Chiến lược phát triển Việt Nam” chủ động nghiên cứu và gửi báo cáo mục tiêu tăng cường ý kiến của cộng đồng vào đề án “Nghiên cứu phản ứng chính sách ứng phó của một số quốc gia trên thế giới về thuế tối thiểu toàn cầu và bài học kinh nghiệm với Việt Nam” mà Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ;
Giai đoạn 3: Chiến lược phát triển nghiên cứu chủ trương, chính sách của Việt Nam chủ động tham gia thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Đại biểu tham dự tọa đàm
Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Kinh tế, Hội đồng tư vấn chính sách và tài chính tiền tệ Quốc gia Trần Thọ Đạt cho rằng, thuế suất tối thiểu toàn cầu khi triển khai dự báo sẽ ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến chính sách thuế và thu hút đầu tư của Việt Nam. Trong bối cảnh áp dụng Thuế suất tối thiểu toàn cầu chỉ còn 7 tháng, ngay lập tức, Việt Nam cần liên kết các chương trình đối thoại đơn phương và song phương, thể hiện vai trò kết nối các nước khối ASEAN tạo môi trường đầu tư, kinh doanh chung của khối để cạnh tranh với các đối thủ ngoài khối trong thu hút đầu tư nước ngoài, việc nhanh chóng thúc đẩy nội luật thuế suất tối thiểu toàn cầu tại các nước ASEAN tạo cơ hội xóa bỏ cạnh tranh riêng lẻ giữa các quốc gia thành viên về thuế, đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và các nước khác… |