Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) | Thuế giá trị gia tăng (GTGT) | |
VBQPPL | Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung 2022) | Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2016) |
Định nghĩa | Là một loại thuế gián thu, thu vào hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB. | Là 1 loại thuế gián thu, tính trên GTGT thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. |
Đặc điểm |
- Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xa xỉ (xe hơi, bài lá, vàng mã, vũ trường, …) hoặc những hàng hóa, dịch vụ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới con người và đời sống xã hội (thuốc lá, rượu, bia, casino, …). - Chỉ thu 1 lần trong toàn bộ quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ (nếu không bị thay đổi về bản chất, tính năng). - Có đối tượng chịu thuế hẹp, thuế suất cao. - Điều tiết thu nhập (của người có thu nhập cao) và hướng dẫn tiêu dùng.
|
- Áp dụng đối với hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. - Có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như vào tất cả hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. - Phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Người tiêu dùng là người phải trả tiền thuế cho tất cả các khâu trước đó.
|
Đối tượng chịu thuế | Hàng hóa, dịch vụ tại Điều 2 Luật Thuế TTĐB. | Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam tại Điều 3 Luật Thuế GTGT. |
Đối tượng không chịu thuế | Điều 3 Luật Thuế TTĐB |
Điều 5 Luật Thuế GTGT Hệ quả: Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT sẽ không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào nếu có. |
Người nộp thuế |
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Trường hợp xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. CSPL: Điều 4 Luật Thuế TTĐB
|
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng. CSPL: Điều 4 Luật Thuế GTGT
|
Căn cứ tính thuế |
Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. CSPL: Điều 5 Luật Thuế TTĐB |
Giá tính thuế và thuế suất. CSPL: Điều 6 Luật Thuế GTGT
|
Công thức tính thuế |
Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất (%) Trong đó: - Giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế TTĐB (Điều 6 Luật Thuế TTĐB) + Đối với hàng hóa sản xuất, nhập khẩu: Giá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra (chưa có thuế GTGT, chưa có thuế BVMT) + Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu: Giá tính thuế nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu. + Đối với dịch vụ: Là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh (chưa có thuế GTGT, chưa có thuế TTĐB) + Đối với các loại hàng hóa gia công: là giá bán của cơ sở gia công chưa có thuế GTGT và thuế TTĐB + Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ: Là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ tương đương - Thuế suất theo biểu thuế suất TTĐB (Điều 7 Luật Thuế TTĐB)
|
Phương pháp khấu trừ thuế Đối tượng áp dụng: Khoản 2 Điều 10 Luật Thuế GTGT 2008 (sđ, bs 2016) Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm: + Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; + Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh. Công thức: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: + Thuế GTGT đầu ra = GTT (giá tính thuế) x thuế suất + Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Điều 12 Luật Thuế GTGT Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng Đối tượng áp dụng: điểm a khoản 2 Điều 11 Luật Thuế GTGT 2008 (sđ, bs 2016) Công thức:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của vàng bạc đá quý x Thuế suất (10%) Trong đó: GTGT của vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra (giá bán ghi trên hóa đơn mua, bán vàng, bạc, đá quý) – Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng. + GTGT của vàng, bạc, đá quý > 0 → Phải nộp thuế + GTGT của vàng, bạc, đá quý = 0 → Không phải nộp thuế + GTGT của vàng, bạc, đá quý < 0 → Không phải nộp thuế, nhưng không được hoàn lại thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỉ lệ % Trong đó: - Doanh thu: Tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán hàng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. - Tỉ lệ %: Chia theo từng lĩnh vực khác nhau, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Thuế GTGT |
Vai trò |
- Góp phần hướng dẫn tiêu dùng. - Điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. - Giúp nhà nước quản lý, điều tiết hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, tác động đến kinh tế, xã hội.
|
- Góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ. - Giúp Nhà nước kiểm soát được các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn chứng từ, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế. - Góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay khi hàng hóa đó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam; bên cạnh đó, thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế GTGT đầu ra để được hoàn thuế GTGT đầu vào.
|
Cơ sở pháp lý:
- Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 do Quốc hội ban hành (sửa đổi, bổ sung 2013, 2014, 2016);
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 do Quốc hội ban hành (sửa đổi, bổ sung 2014, 2016, 2022).
Thúy Quỳnh