(Nguồn: Cục an toàn thực phẩm VFA - Bộ Y tế)
Gần tết, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm càng tăng cao. Cơ quan chức năng cần tích cực kiểm tra, quản lý chặt chẽ nhằm kiểm soát tốt các hàng hóa không đảm bảo vệ sinh và chất lượng. Ngày 09/01/2024 vừa qua, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 31/QĐ-SYT về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 do Ông Lê Quang Phong, Chánh Thanh tra Sở Y tế làm trưởng đoàn.
Theo đó từ ngày 12/01/2024 đến ngày 16/01/2024, Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra được 20 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn với các nội dung về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; trang thiết bị, dụng cụ, nguồn gốc, xuất xứ, con người ... Qua đó, Đoàn kiểm tra đã phát hiện 03 cơ sở vi phạm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm hành chính với số tiền 14 triệu đồng. (Trích "Hà Tĩnh: Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP Tết Nguyên đán đã xử phạt 03 cơ sở vi phạm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm", Cục an toàn thực phẩm VFA - Bộ Y tế)
Theo Tạp chí điện tử thương hiệu và công luận đưa tin, cơ sở kinh doanh sản phẩm sữa chua vi phạm điều kiện bảo quản an toàn thực phẩm, cụ thể Đoàn kiểm tra phát hiện tại Hộ kinh doanh Hoàng Thị Hà tại Thanh Hóa có hành vi bảo quản sản phẩm thực phẩm (Sữa chua Vinamilk loại vỉ 4 hộp/vỉ x100g/hộp) không phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm đã công bố. (Trích “Xử phạt cơ sở kinh doanh tại Thanh Hóa về vi phạm điều kiện bảo quản sản phẩm thực phẩm”, tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận)
Nguồn: Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận)
Có thể thấy, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, kem chua, kem tươi, …) là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp phòng chống bệnh tật và quen thuộc với mọi gia đình, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các loại thực phẩm từ sữa này nếu không tuân thủ các nguyên tắc sản xuất và bảo quản thì có nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm hoặc ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Quy định của pháp luật về vấn đề điều kiện bảo đảm an toàn kinh doanh sản xuất sữa chế biến như thế nào? Hãy cùng Viện Nghiên Cứu Pháp Luật Kinh Tế Doanh Nghiệp tìm hiểu về vấn đề này nhé!
(Nguồn: Vinamilk)
Căn cứ Chương III Thông tư số 54/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh sữa chế biến như sau:
1. Cơ sở kinh doanh sữa phải luôn khô ráo, sạch sẽ
Các cơ sở sản xuất những mặt hàng này phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị tác động bởi các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm sữa chế biến.
2. Tuân thủ xếp lớp lưu kho và quy trình vệ sinh cơ sở
Trong quá trình vận chuyển phải phân loại và sắp xếp riêng các sản phẩm sữa khác nhau, bảo đảm duy trì các điều kiện bảo quản sản phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất trong suốt quá trình vận chuyển. Không vận chuyển sản phẩm sữa chế biến cùng các loại hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Cần thiết lập hệ thống theo dõi và ghi chép đầy đủ để có thể xác định nguồn gốc của sản phẩm và theo dõi quá trình sản xuất giúp nhanh chóng xác định và giải quyết vấn đề khi có sự cố. Đồng thời, phải lưu giữ đầy đủ các hồ sơ, chứng từ pháp lý chứng minh nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm phục vụ truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm, thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.
3. Dụng cụ, trang thiết bị kinh doanh sữa chế biến an toàn, hiện đại
Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo đáp ứng các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các điều kiện khác theo yêu cầu của nhà sản xuất đối với từng loại sản phẩm trong suốt quá trình bảo quản và kinh doanh sản phẩm sữa chế biến.
Việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh sữa chế biến không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là cam kết với người tiêu dùng. Quá trình này đòi hỏi sự nhất quán, kiểm soát chặt chẽ và lòng cam kết từ tất cả các bên liên quan để đảm bảo rằng sản phẩm sữa là an toàn và chất lượng.
Cơ sở pháp lý: Thông tư 54/2014/TT-BCT quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến do Bộ Công thương ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2014.
Nguồn: Chi Cục ATVSTP Hà Tĩnh, "Hà Tĩnh: Đoàn Kiểm tra liên ngành ATTP Tết Nguyên đán đã xử phạt 03 cơ sở vi phạm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm", Cục an toàn thực phẩm VFA - Bộ Y tế, https://vfa.gov.vn/gioi-thieu/ha-tinh-doan-kiem-tra-lien-nganh-attp-tet-nguyen-dan-da-xu-phat-03-co-so-vi-pham-cac-dieu-kien-ve-sinh-an-toan-thuc-pham.html, ngày truy cập 01/02/2024.
Nguồn: Hoài Thu, “Xử phạt cơ sở kinh doanh tại Thanh Hóa về vi phạm điều kiện bảo quản sản phẩm thực phẩm”, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận https://thuonghieucongluan.com.vn/xu-phat-co-so-kinh-doanh-tai-thanh-hoa-ve-vi-pham-dieu-kien-bao-quan-san-pham-thuc-pham-a202830.html, ngày truy cập 26/01/2024.
Khánh Phương