Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải xác định ngành nghề kinh tế phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện như thấy nào? Cùng Viện Nghiên Cứu Pháp Luật Kinh Tế Doanh Nghiệp tìm hiểu về vấn đề này nhé.

        Theo đó, các doanh nghiệp lựa chọn mã ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đúng nhất với lĩnh vực mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

        Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện như sau:

  •  Tra cứu mã ngành kinh tế: Căn cứ theo Danh mục ngành nghề kinh doanh kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống nghề kinh tế Việt Nam. https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=194154 
  • Lựa chọn các ngành nghề kinh doanh cấp 4 trong hệ thống mã ngành kinh tế.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm 4651
02    
  • Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản

6810
02    

(Nghị định 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bất động sản.)

  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam có 2 trường hợp:

    +    Ngành, nghề được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thì mã ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01

Hoạt động viễn thông khác

Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

6190
02    

(Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP)

   +     Ngành, nghề chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét ghi nhận ngành, nghề đăng ký vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện.

  • Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, doanh nghiệp được phép ghi chi tiết ngành, nghề ngay dưới ngành cấp bốn và phải đảm bảo ngành, nghề chi tiết phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
STT Tên ngành Mã ngành
01

Bán buôn vật liệu, thiết vị lắp đặt trong xây dựng

Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

4663
02    

         Cơ sở pháp lý:

  •  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
  •  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
  •  Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;
  • Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bất động sản;
  •  Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
  •  Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP;
  •  Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Ngọc Linh

Copyright © 2023 @ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT KINH TẾ DOANH NGHIỆP. Design by Gihugroup.com