Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Đối tượng bắt buộc tham gia đóng BHXH bắt buộc theo Điều 2 Luật này bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có xác định hoặc không xác định thời hạn;
- Người làm việc có hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định (thời hạn làm việc từ 3-12 tháng), kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi theo quy định;
- Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương;
- Người làm việc có hợp đồng lao động thời hạn từ 1-3 tháng;
- Người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được quy định theo Luật.
Như vậy, người lao động làm việc tại công ty theo hợp đồng có thời hạn từ 01 tháng trở lên sẽ được công ty đóng BHXH bắt buộc hàng tháng theo quy định. Trách nhiệm đóng BHXH sẽ do người lao động và người sử dụng lao động đóng theo tỷ lệ.
Trường hợp các công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động là vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội theo khoản 1, 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
- Chậm đóng tiền BHXH và BHTN
Căn cứ Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau:
- Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trình tự giải quyết khiếu nại theo Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể là:
- Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty (khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).
- Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
- Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc)
- Khởi kiện đến Tòa án nhân dân
Viện Nghiên Cứu Pháp Luật Kinh Tế Doanh Nghiệp giới thiệu mẫu đơn khiếu nại đến công ty không đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 do Quốc hội ban hành.
- Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục, nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.